Nhà máy số hóa là gì? Lợi ích, thách thức và giải pháp cho nhà máy số hóa

Nhà máy số hóa là gì? Đây là một khái niệm không hề mới đối với các doanh nghiệp đang muốn mở rộng kinh doanh và nâng cao chất lượng sản xuất. Vậy nhà máy số hóa là gì? Và có lợi ích cũng như thách thức như thế nào mà lại được các doanh nghiệp quan tâm đến vậy. Bạn sẽ có câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

1. Nhà máy số hóa là gì?

Nhà máy số hóa là sự kết hợp của các quy trình sản xuất truyền thống được tăng cường với các công nghệ tiên tiến. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí mà không làm giảm chất lượng. Hiệu quả và khả năng cạnh tranh cũng được cải thiện.

Với môi trường kinh doanh ngày càng trở nên kỹ thuật số, câu hỏi đặt ra là “khi nào” một nhà máy nên số hóa, chứ không phải là “nếu”.

Số hóa không chỉ là việc sử dụng công nghệ và tự động hóa- mà còn là cách con người và quy trình phù hợp với các phương pháp mới hơn. Từ đó đạt được năng suất sản xuất, an toàn và giảm chi phí vận hành. 

Nhà máy số hóa đang thay đổi cách sản phẩm được thiết kế, sản xuất, sử dụng và bảo trì. Ngoài ra nó cũng thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bên liên quan. Ví dụ, giữa nhà cung cấp và khách hàng và giữa các nhân viên, mang lại cơ hội mới cho các bên liên quan.

số hóa

2. Lợi ích của nhà máy số hóa

Sản xuất thế hệ tiếp theo kết hợp công nghệ kỹ thuật số để tối đa hóa hiệu quả, tăng năng lực sản xuất và xây dựng các quy trình tạo ra giá trị.

Khi các nhà máy số hóa áp dụng các khái niệm công nghệ, khách hàng sẽ mong đợi một mức độ dịch vụ cao hơn. Các doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh thông qua số hóa các nhà máy sản xuất và gặt hái các lợi ích sau đây:

2.1. Tăng năng suất và hiệu quả

Điều hành một cơ sở có thể được tập trung hóa, cải thiện khả năng giám sát tất cả các dây chuyền và kiểm soát ở những nơi cần thiết. Khi làm việc tập trung hơn, lực lượng lao động có thể giám sát toàn bộ nhà máy cùng một lúc mà không cần phải có mặt ở nhà máy. 

 

2.2. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Nhà máy số hóa cho phép truy xuất nguồn gốc tự sản phẩm tự động bằng cách ghi lại dữ liệu được thu thập từ các bộ phận của máy móc. Thành phần sản phẩm và dây chuyền sản xuất được giám sát liên tục. 

Thông tin về từng thành phần và sản phẩm, bao gồm kết quả kiểm tra, chi tiết lắp ráp và thời gian ở mỗi bộ phận đều được ghi lại từ đầu đến cuối.

2.3. Kết nối

Kết nối được cải thiện tạo ra cơ hội cho nhà sản xuất:

  • Toàn bộ chuỗi cung ứng trở nên số hóa, loại bỏ sự khác biệt trong việc tạo ra sản phẩm. Mỗi sản phẩm được sản xuất theo cùng một tiêu chuẩn chất lượng.
  • Các công cụ và nền tảng được triển khai cho phép lực lượng lao động sử dụng các công nghệ mới hơn, nâng cao hiệu quả công việc của họ.
  • Khả năng kết nối xác định các cơ hội hơn nữa để cải thiện các quy trình. Thông qua phân tích dữ liệu thông minh, các nhà sản xuất có thể đặt câu hỏi về cách họ có thể tối ưu hóa sản lượng của nhà máy.

2.4. Nâng cao chất lượng

Những lợi ích của nhà máy số hóa có thể biến đổi cơ bản mọi khía cạnh của doanh nghiệp

Với dữ liệu từ thiết bị được kết nối, các nhà sản xuất có thể đạt được cấp độ mới về khả năng hiển thị các hoạt động. Đây là nền tảng cho những cải tiến các hoạt động của nhà máy. Nhà máy số hóa có thể phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề về chất lượng bằng cách tìm ra và giải quyết các vấn đề về thiết bị sớm hơn. 

2.5. Giảm thời gian chết và chi phí

Để một nhà máy sản xuất hoạt động lâu hơn, không xảy ra sự cố, đòi hỏi phải bảo trì thường xuyên. Các thiết bị được kết nối sẽ gửi thông tin từ máy đến người lao động mà máy yêu cầu sửa chữa. Điều này làm giảm nhu cầu liên tục của nhân viên bảo trì vì người giám sát nhà máy có thể lập kế hoạch bảo trì máy móc. Thời gian chết giảm chắc chắn sẽ dẫn đến giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Nhà máy thông minh và giải pháp cho ngành sản xuất tại Việt Nam

3. Những thách thức trong việc xây dựng nhà máy số hóa

3.1. Lựa chọn công nghệ phù hợp

Sự phức tạp của công nghệ, sự tích hợp của nó vào hệ thống của nhà máy và chi phí triển khai được xem là những trở ngại khi xây dựng một nhà máy số hóa.

Một thách thức khác là giữ các dữ liệu quan trọng được minh bạch, khả dụng trong thời gian thực và an toàn. Do chi phí và nỗ lực thực hiện được nhận thức rõ ràng, nhiều doanh nghiệp thay vì số hóa  hoàn toàn, thì họ chỉ số hóa một phần của nhà máy.

Các giải pháp quy mô nhỏ này sẽ triển khai nhanh hơn và mang lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tương lai của doanh nghiệp.

3.2. Tái đào tạo và nâng cao kỹ năng của người lao động

Khía cạnh con người của nhà máy số hóa thường bị đánh giá thấp. Sự thiếu am hiểu về công nghệ hiện đại có thể tác động đáng kể đến việc số hóa của nhà máy. Thách thức thực sự là thiếu những người có khả năng xử lý các công nghệ kỹ thuật khi nó ngày càng đổi mới. Nhân viên và nhà quản lý áp dụng tư duy số hóa sẽ rất quan trọng đối với hiệu suất hoạt động của nhà máy số hóa trong tương lai.

3.3. Thay đổi từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh dịch chuyển

Để thay đổi hình thức kinh doanh từ truyền thống sang dịch chuyển đòi hỏi sự thay đổi hoàn toàn trong tư duy, tập trung vào giá trị thay vì chi phí. Doanh nghiệp cần vạch ra các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch số hóa rõ ràng. Ngoài ra cần phủ sóng công tác số hóa đến các thành phần liên quan từ quản lý, nhân viên công ty đến khách hàng một cách toàn diện. 

4. Giải quyết các thách thức trong việc xây dựng nhà máy số hóa

4.1. Có một chiến lược thực sự tại chỗ

Nhà máy số hóa phải phù hợp với chiến lược kinh doanh. Để đảm bảo các quy trình mang lại giá trị kinh doanh, hãy xác định rõ ràng các kỳ vọng thay đổi. Bằng cách xác định nhu cầu, doanh nghiệp có thể xác định được các công việc cần ưu tiên cũng như các rào cản tiềm tàng.

4.2. Thúc đẩy thay đổi số hóa từ trên xuống

Đảm bảo rằng tất cả những người cấp cao tại công ty cam kết số hóa nhà máy. Nhà máy số hóa là một chiến lược dài hạn, từ hai đến năm năm. Điều đó đòi hỏi các quyết định đầu tư từ cấp cao nhất và những thay đổi trong hệ thống kinh doanh. 

4.3. Thu hút đối tác hợp tác phù hợp 

Doanh nghiệp cần học hỏi càng nhiều càng tốt từ những doanh nghiệp đi trước. Tìm kiếm các nghiên cứu điển hình về những thành công nhà máy số hóa trong ngành của doanh nghiệp hoặc đối thủ cạnh tranh. 

4.4. Sử dụng các công cụ một cách hiệu quả 

Công nghệ chỉ là một công cụ. Nếu không có cách sử dụng và phân tích phù hợp nó sẽ mang lại kết quả không như mong muốn. Doanh nghiệp cần lập lộ trình thứ tự chính xác các hành động, vai trò và công nghệ cần thiết trong quá trình xây dựng nhà máy số hóa.

4.5. Phát triển mô hình kinh doanh gia tăng giá trị

Nhà máy số hóa là cơ hội để tạo ra các mô hình kinh doanh mới như dịch vụ hóa, nghĩa là chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm sang mô hình kinh doanh lấy dịch vụ làm trung tâm. 

Sản xuất dưới dạng dịch vụ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất cạnh tranh với các quốc gia có chi phí lao động thấp. Sản phẩm dựa trên dịch vụ giúp duy trì lượng khách hàng ổn định, lâu dài cho doanh nghiệp.

4.6. Nâng cao kỹ năng và đào tạo lực lượng lao động

Một nhà sản xuất có khả năng mở rộng quy mô sẽ cần phải đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên của họ. Bằng cách phát triển các chương trình đào tạo chất lượng tốt về số hóa. 

Nếu không có khả năng đào tạo thì hợp tác với các công ty tương tự có thể giúp lấp đầy khoảng trống kỹ năng cần thiết.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế số

Nhà máy số hóa là gì? Tôi hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất qua bài viết trên đây. Để có thể xây dựng một nhà máy số hóa hoàn toàn thì các doanh nghiệp cần vạch ra được lộ trình rõ ràng, phù hợp với chiến lược kinh doanh. Ngoài ra cần giải quyết một cách triệt để nhất các thách thức, rào cản tiềm ẩn ảnh hưởng đến quá trình số hóa. Nhà máy số hóa được xem như là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong tương lai.