Platforms là gì? Nó có ảnh hưởng gì và được ứng dụng rộng rãi như thế nào? Có lẽ khái niệm Platforms không còn quá mới mẻ, tuy nhiên để hiểu được chính xác định nghĩa và sự có mặt của nền tảng này đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển như thế nào, mời bạn cùng tham khảo nội dung sau đây nhé!
1. Platform là gì? Platform gồm những loại hình nào?
Platform được hiểu theo nghĩa cơ bản nhất, đó là một nền tảng được sinh ra nhằm kết nối các các phần mềm được thực thi, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và hướng tới tự động hóa đa ngành, toàn cầu.
Platform là một thuật ngữ rộng, đó có thể là phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, trình duyệt web, và cả các ứng dụng liên quan.
2. Top 10 mô hình Platforms phổ biến hiện nay
2.1. Hardware
Platform là gì? Nền tảng platform đầu tiên cần kể đến chính là Hardware. Chắc chắn rồi, các thiết bị công nghệ không thể hoạt động nếu thiếu phần cứng, và ngược lại, platform cũng không thể hoạt động nếu không được hardware của mình hỗ trợ. Hardware này chính là kiến trúc của bộ vi xử lý hay còn gọi là kiến trúc máy tính.
Một ví dụ cụ thể như sau: các máy tính hiện nay sử dụng CPU 32bit/64bit và hoạt động trên một số hệ điều hành như Microsoft Windows, Mac OS X, Linux…Đó gọi là nền tảng phần cứng Platform.
2.2. Software
Software được gọi là phần mềm, hiểu đơn giản là các lệnh được viết bằng ngôn ngữ lập trình, giúp người dùng có thể thao tác, liên hệ và kết nối với nhau.
Những nền tảng software platform phổ biến hiện nay là: nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)…; Microsoft Windows (x86, x64); Linux (x86, x64, PowerPC); Mac OS X (PowerPC, x86); OS/2, eComStation,…
2.3. Cloud Computing
Trả lời cho câu hỏi Platform là gì, chúng ta không thể không nhắc tới 1 trong các mô hình đó chính là Cloud Computing. Cloud Computing còn gọi là điện toán đám mây, giúp việc lưu trữ dữ liệu trở nên đơn giản, tinh gọn, ít cồng kềnh và việc truy xuất thông tin một cách linh hoạt.
Các công nghệ hiện đại mà Cloud Computing phục vụ cho người dùng là: phân tích dữ liệu lớn, IoTs, phân tích trí tuệ nhân tạo và lưu trữ ứng dụng web, di động.
2.4. Social
Đây được coi là một trong các mô hình platform được nhiều người dùng biết đến và ứng dụng nó nhiều nhất hiện nay. Nền tảng mạng xã hội cho phép triển khai, phát triển và quản lý mọi dịch vụ truyền thông xã hội. Nó cung cấp cho khách hàng của mình khả năng tạo các trang, nhóm. Ngoài ra, social còn có dịch vụ truyền thông xã hội với chức năng mạng xã hội hoàn chỉnh.
2.5. Business Service
Thêm một câu trả lời cho Platform là gì, đó chính là sự có mặt của Business Service. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ dựa trên nền tảng platform hiệu quả nhất có thể dễ dàng nhìn thấy, đó là Uber hoặc Grab Taxi, Be, Ahamove,… Các doanh nghiệp này hoàn toàn có thể kết nối với khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, đôi khi không cần tới sự tương tác trực tiếp như gọi điện book lịch, chỉ cần một vài cú click trên app di động là xong.
2.6. Digital Marketing
Digital Marketing là các hoạt động Marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số. Các doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận khách hàng theo phương thức truyền thống. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng các kênh thông tin điện tử phổ biến để kết nối với người dùng/khách hàng mục tiêu như Email, Website, Facebook, Zalo,… Thông qua những nền tảng này, doanh nghiệp sẽ xây dựng các chiến lược cụ thể có nhằm phát triển doanh nghiệp dựa trên tệp khách hàng mục tiêu.
2.7. Customer Data Platform
Customer Data Platform (CDP) cho phép nhà quản trị tổng hợp dữ liệu, so sánh hồ sơ khách hàng để tìm ra sự tương đồng giữa các đối tượng. CDP cực kì quan trọng nhằm thông báo đến chính xác người dùng các chiến dịch bán hàng, tiếp thị và quảng cáo phù hợp trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra một cộng đồng các đối tượng giống nhau trên các nền tảng như Quảng cáo Facebook, Google.
CDP hoạt động ẩn danh và tự động. Nó giúp bạn ngầm thu thập dữ liệu về khách hàng và so sánh chi tiết. Chính vì vậy, chúng ta có thể xem đó là một công cụ được thiết kế dành riêng cho mục đích tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay.
2.8. AI
AI cũng là một mô hình của Platform. AI là nền tảng trí tuệ nhân tạo liên quan đến việc sử dụng máy móc để thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Vì thế, bạn sẽ thấy AI được mô phỏng theo nhận thức của con người trong các trường hợp như giải quyết vấn đề, suy luận, điều hành,… Ngoài ra, các ứng dụng của công nghệ này cũng hỗ trợ người dùng sử dụng các hệ thống chuyên gia như phát hiện giọng nói và quét mống mắt,…
2.9. IoT
IoT là một hệ thống mà tất cả các thiết bị đều được kết nối với nhau qua mạng internet. Trong đó, mỗi thiết bị đều được “định danh”, có khả năng trao đổi dữ liệu, truyền tải thông tin với nhau thông qua mạng viễn thông, wifi, Bluetooth,…. Chúng ta chỉ cần sử dụng thiết bị điều khiển hệ thống mà không cần tới tương tác trực tiếp. IoT được dự báo trong tương lai sẽ là một hệ thống mạng kết nối khổng lồ, bao gồm cả con người, sử dụng điện toán đám mây kết nối các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thiết bị và giữa các thiết bị với nhau.
2.10. Blockchain
Blockchain là một công nghệ chuỗi-khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa trên hệ thống các mã hóa phức tạp. Các thay đổi khi phát sinh đều được theo dõi giám sát chéo nhau một cách chặt chẽ.
Mỗi block (khối) phải chứa ít nhất thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối trước đó để trở thành chain (chuỗi), kèm theo là một mã về thời gian và dữ liệu giao dịch. Dữ liệu sau khi đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được. Mục đích của Blockchain được thiết kế để chống lại việc gian lận và thay đổi của dữ liệu sau khi đã được tạo.
Một vài ví dụ về blockchain platform nổi bật hiện nay là: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…
Platform là gì? Quả thực đó là một câu hỏi rộng và khó có ngôn từ nào có thể bao hàm nó. Nó hiện diện ở nhiều lĩnh vực, có nhiều mô hình hiện tại đều nằm trong khuôn khổ Platform. Hi vọng những thông tin trên đây phần nào giúp bạn hiểu Platform là gì, và nó được ứng dụng thực tiễn như thế nào.